Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân có thể là triệu chứng của những bệnh khác khá nguy hiểm.
Người bệnh nên tìm hiểu bệnh lý kỹ càng, truy dò nguyên nhân gốc bệnh và điều trị sớm để chấm dứt hẳn đau nhức cùng những hệ lụy khó lường về sau.
Hãy cùng bác sĩ phòng khám Xương Khớp USA Pain Center tham khảo thêm thông tin về bệnh đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân cũng như biện pháp để điều trị bệnh này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn có thể bị đau nhức toàn thân, đau từ đầu gối xuống bàn chân là do thời tiết, thiếu dinh dưỡng, do cảm, do vận động quá sức, hoặc tinh thần căng thẳng dẫn đến uể oải, ngủ kém…
Với những nguyên nhân này thì không cần điều trị chuyên môn. Nghỉ ngơi thư giãn, tập thể dục cho máu lưu thông là được.
Nếu đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân đã tiếp diễn nhiều ngày liền, cơn đau ngày một tăng. Thậm chí, người bệnh bắt đầu đi đứng khó khăn, và rất nhức khi càng về đêm. Thì có thể cần xem xét các căn bệnh nền nguy hiểm khác.
Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân có thể là do Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi bị tác động của trục chi dưới. Thường thì trục chi dưới ở mỗi người sẽ khác nhau và gồm 2 loại chính là gối vẹo trong và gối vẹo ngoài.
Với những người thuộc gối vẹo trong thường hay bị thoái hóa khớp gây ra hiện tượng đau nhức từ đầu gối trở xuống bàn chân. Vì khi đứng thẳng thì hiện tượng đau nhức vùng chân sẽ xảy ra.
Với những người gối vẹo ngoài thì hiện tượng đau nhức khớp chân xảy ra là do hai gối sáp lại gần nhau trong khi cổ chân lại tách ra xa. Việc này sẽ làm tăng sức đè nén lên khoang ngoài, dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp ngoài và đau nhức khớp chân.
Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người chạy bộ, leo cầu thang nhiều và người lao động nặng.
Một chế độ ăn uống hợp lý cho xương khớp và luyện tập đúng các bài tập sẽ cải thiện tình trạng thoái khóa hớp hữu hiệu.
Giãn tĩnh mạch chân gây đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân
Là khi các tĩnh mạch màu xanh đậm hoặc tím ở chân xoắn lại với nhau dẫn đến việc suy yếu đi các chức năng tĩnh mạch ở chân.
Giãn tĩnh mạch gây ra việc lưu thông máu và dẫn máu về tim không còn hiệu quả và sự ứ đọng máu ở phần thấp của chân. Những hiện tượng này thường gây ra các cơn đau nhức ầm ỉ từ đầu gối xuống bàn chân và nhất là khi đứng lên.
Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là do hẹp cột sống thắt lưng
Đây là hiện tượng rễ dây thần kinh cột sống bị chèn ép và đè nén. .
Các cơn đau do hẹp cột sống thắt lưng thường sẽ có khuynh hướng lan rộng ra và phát triển mạnh.
Người bệnh ban đầu sẽ có triệu chứng tê hông và phần chi dưới, và có thể kèm theo các cơn đau nhức từ đầu gối xướng bàn chân.
Việc tụ máu đông gây ra việc đau nhức chân
Đối với những người ngồi nhiều, ít vận động, máu huyết lưu thông kém, tạo thành tụ máu đông và gây ra đau nhức, nhất là ở vùng từ đầu gối xuống bàn chân.
Tình trạng thừa cân nặng hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra tình trạng tụ máu đông.
Máu tụ đông thường nằm sâu trong tĩnh mạch, lâu dài có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân rất nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường có gây ra việc đau nhức chân
Người bị bệnh tiểu đường thường sẽ xuất hiện những cơn đau tê buốt từ đầu gối xuống bàn chân và làm cho người bệnh có cảm giác đau nhức.
Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra biến chứng là bệnh mạch máu ngoại vi gây hẹp động mạch. Như vậy sẽ làm giảm lưu lượng máu truyền đến bắp chân.
Vấn đề thừa cân và tuổi tác
Hai đầu gối là nơi giữ vai trò quan trọng nhất và gánh vác toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Vì vậy mà đầu gối cũng như các bộ phận từ đầu gối xuống bàn chân thường sẽ chịu áp lực đè nén lớn lên cơ thể.
Nếu trọng lượng cơ thể càng lớn thì sẽ làm cho các cơn đau nhức ngày càng nặng hơn. Vì vậy mà bạn cần có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để giảm cân.
Lão hóa và loãng xương
Khi đến độ tuổi nhất định thì cơ thể con người thường sẽ bị thoái hóa các chức năng. Thậm chí, với chế độ sinh hoạt và ăn uống không phù hợp, người trẻ tuổi vẫn có thể bị lão hóa sớm và gây nên các chứng bệnh đau nhức xương khớp nghiêm trọng.
Loãng xương là một trong các biểu hiện của một hệ xương khớp bị lão hóa. Hệ xương yếu lâu ngày dần trở nên lão hóa đến các khớp gối và bị bào mòn, thoái hóa và làm cho đầu gối sẽ xuất hiện tình trạng tê mỏi, đau nhức.
Thống kê cho thấy, người lớn tuổi có tỉ lệ bị chứng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân khá cao và thường xuyên.
Các phương pháp giảm đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân bệnh nền như kể ở trên, việc điều trị tại các phòng khám xương khớp có uy tín là cần thiết, vừa trị được gốc bệnh, vừa giảm những nguy cơ biến chứng đi kèm khi không được trị liệu sớm.
Bên cạnh việc tuân thủ chỉ dẫn và theo lộ trình điều trị của bác sĩ, bệnh nhân còn có thể thực hiện các cách giảm đau tại nhà như sau:
Chườm đá lạnh
Chườm đá khoảng 15-20 phút tại vùng bị đau nhức, có thể lặp lại nhiều lần sẽ làm dịu nhanh các cơn đau.
Cách này khá hữu hiệu cho các cơn đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân.
Băng bó chân
Băng bó chân từ vùng đầu gối xuống bàn chân để giảm bớt tình trạng đau nhức.
Khi băng cần phải lưu ý đột bó chặt vừa phải, tránh chèn ép lưu thông máu gây nên máu đông và bệnh nặng hơn.
Kê chân cao
Kê chân cao lên bằng 1 cái gối mềm cũng làm cho việc đau nhức xương khớp thuyên giảm.
Nhất là với nhóm nguyên nhân giãn tĩnh mạch, béo phì, vận động quá sức… gây nên đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân.
Hạn chế việc hoạt động chạy nhảy và vận động mạnh, leo cầu thang hay chạy bộ nhiều khi bị đau nhức chân, tránh làm cho chân thêm sưng và khớp gối nhanh thoái hóa.
Những nhóm thực phẩm nên bổ sung
Một chế độ ăn dinh dưỡng tốt cho xương khớp là rất quan trọng. Bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, và canxi.
Hạn chế ăn một số thực phẩm: thịt đỏ, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn… sẽ khiến tình trạng sưng viêm càng trở nên trầm trọng.
Những lưu ý khi điều trị bệnh đau nhức chân từ đầu gối trở xuống
Không tự ý thực hiện các xét nghiệm như chụp X quang, MRI
Không cần thiết phải tiến hành các bản chụp X quang … Các tia này tác hại lên tuổi thọ và gây nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe về sau.
Bằng kinh nghiệm riêng, các bác sĩ xương khớp có thể khám lâm sàng và chẩn đoán được tổng thể các vấn đề liên quan hệ xương khớp của bệnh nhân mà chưa cần đến các bản chụp X- quang, chụp cộng hưởng,… Chỉ với các trường hợp bệnh nặng và nghi ngờ nhiều tổn thương phổ rộng, các bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm bằng máy móc phù hợp sau.
Không tự ý dùng thuốc giảm đau
Nhiều người có thể mua dễ dàng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, corticoid, aspirin, Ibuprofen… tại các nhà thuốc. Cần cẩn trọng với các loại thuốc giảm đau. Đau nhức do các nguyên nhân thoái hóa khớp, tụ máu, giãn tĩnh mạch… là những cơn đau trầm kha. Thuốc chỉ giúp hệ thần kinh tạm quên đi cơn đau, nguyên nhân và triệu chứng bệnh vẫn còn.
Bạn hoàn toàn có thể ghé ngay Phòng khám xương khớp USA Pain Center để được trị liệu cơn đau mà không cần dùng đến thuốc.
- Vì sao lại bị #GaiKhớpGối?
- Có nên mổ để mài gai, cắt gai không?
- Có thuốc nào uống tan được gai không?
- Các phương pháp tập luyện giúp cải thiện tình trạng gai khớp gối là gì?
1 thought on “5 căn bệnh nguy hiểm dẫn đến Đau Nhức Từ Đầu Gối Xuống Bàn Chân và cách điều trị”