bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là dị tật bàn chân, về cơ bản thì nó không tạo ra chất độc gì gây hại cho các bộ phận khác. Tuy nhiên, với bàn chân bẹt, phần dưới cùng nâng đỡ cả cơ thể, bị sai lệch hình dáng thiên nhiên ban tặng, sẽ gây ra các lệch lạc về tư thế cả thân người.

Mục lục

Nhiều người dễ lầm tưởng Bàn chân bẹt là 1 bệnh lý bẩm sinh, có từ khi di truyền. Nhưng không phải vậy, bàn chân bẹt lại là bệnh lý dễ mắc gặp đối với cả người trẻ tuổi và người trưởng thành, nhưng lại khó điều trị dứt nếu không đúng phương pháp.

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân có tạo hình tự nhiên khá là quyến rũ, y như thân hình thiếu nữ, có chỗ lồi chỗ lõm.

Những đường cong luôn hấp dẫn mắt nhìn. Nhưng cần cong cho đúng hướng. Cong ngược hướng, cơ thể thì thành… bánh tét, bàn chân thì trên dưới “Phẳng phiu”, y học gọi là Bàn chân bẹt.

What kind of footprints do you leave? | Bone & Joint
Từ trái qua: bàn chân bình thường, bàn chân bẹt, bàn chân lõm

Bàn chân bẹt có ảnh hưởng sức khỏe không?

Bàn chân bẹt là dị tật bàn chân, về cơ bản thì nó không tạo ra chất độc gì gây hại cho các bộ phận khác.

Tuy nhiên, với bàn chân bẹt, phần dưới cùng nâng đỡ cả cơ thể, bị sai lệch hình dáng thiên nhiên ban tặng, sẽ gây ra các lệch lạc về tư thế cả thân người.

Ảnh hưởng đầu tiên là đến hệ cơ xương khớp nâng đỡ toàn cơ thể, điển hình là khớp gối, hông, cột sống. Các chứng mệt mỏi cơ thể, đau nhức là biểu hiện tiêu biểu.

Ảnh hưởng khác có liên đới, theo sự ghi nhận của rất nhiều bệnh nhân bàn chân bẹt trên thế giới, là sự suy giảm và lão hóa tế bào.

Nguyên nhân Bàn chân bẹt

Nguyên nhân gây ra Bàn chân bẹt rất nhiều, và đa số là từ các tư thế vận động không phù hợp. Đặc biệt là, các nguyên nhân rất “lạ kỳ”, chắc chắn sẽ là sự ngỡ ngàng của nhiều người:

  • Đi giày cao gót
  • Đi chân trần trên sàn cứng phẳng (sàn nhà, sàn bê tông, sàn xi măng…)
  • Chơi các môn thể thao tạo áp lực chân nhiều (chạy bộ, đánh cầu lông) mà không có giày thể thao hỗ trợ độ lõm cho bàn chân

Lướt qua các nguyên nhân trên, có thể bạn sẽ nói, vậy thì ai mà không bị Bàn chân Bẹt. Nền nhà bây giờ đa số đều là nền cứng từ bê tông, xi măng hóa hết. Thói quen mọi người, đi chân trần, hoặc mang dép mỏng trong nhà.

Bác sĩ phòng khám Xương khớp USA Pain Center xin trả lời, đúng là đa số mọi người đều đang mắc dị tật bàn chân bẹt mà không biết. Hậu quả là các căn bệnh cột sống, nhưng có thể ở mức độ nhẹ, người bệnh không phát hiện ra, điển hình nhất là chứng Vẹo cột sống (đi kèm với ngủ kém, căng cơ vai, hơi thở ngắn, hay stress…).

Cách kiểm tra bàn chân bẹt

Bạn có thể tự kiểm tra bàn chân mình có bị dị tật (bẹt hoặc lõm quá sâu) hay không bằng 2 cách đơn giản như sau:

Cách 1: Đứng thẳng chân, 2 chân song song ngang vai, chụp hình bàn chân trên mặt phẳng

Cách 2: Đứng thẳng chân, 2 chân song song ngang vai, chụp hình từ sau ra trước 2 ống quyển chân

Bàn chân bẹt: Hội chứng thường gặp cần đặc biệt quan tâm

Các phương pháp cải thiện Bàn chân bẹt

Thay đổi lối sống

  1. Giảm cân: có tác dụng giảm tải trọng chịu lực lên chân, giúp bàn chân được tự do “cong theo ý muốn”, lâu ngày các khớp có thể trở về vị trí ban đầu.
  2. Ít đứng: càng tránh đứng lâu càng tốt, cũng là 1 liệu pháp giúp giảm áp lực lên đôi bàn chân.
  3. Vận động chậm: các thao tác đi đứng, thể dục thể thao… nên ưu tiên thực hiện chậm rãi, trải đều lực lên vùng cơ bụng và giảm áp lực lên hệ cơ xương chân và bàn chân. Tránh các vận động mạnh vô tình lại tạo thêm áp lực và các cơn đau, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh Bàn chân bẹt hơn.

Giày, đế lót và bộ đệm

  1. Chọn đúng giày/dép có đế dày và êm, có độ lún khi mang. Tốt nhất là đế cao su mềm (comfort) hoặc có lớp đệm khí (Air pressure). Tránh đứng hoặc đi bộ lâu với giày/dép đế cứng, đế mỏng.
  2. Đế lót: nếu yêu thích đôi giày bạn hiện có mà đế giày không “đủ chuẩn” tạo độ lõm cần thiết, hãy lót thêm lớp đế lót được làm từ Gel silicon.
What are Orthotic Insoles and why should you use them?
Trước và sau khi dùng lớp đệm giày có tác dụng điều chỉnh bàn chân.

Tại phòng khám USA Pain Center có trưng bày các loại dép đế mềm, đệm giày giúp hồi phục xương bàn chân. Các bạn có quan tâm có thể đến thử và nghe tư vấn của bác sĩ để chọn được những phương án hỗ trợ bàn chân thật tốt.

Các bài tập

Bài tập 1: Kéo căng chân

Ngồi trên thảm yoga, cúi người về trước và đưa tay cầm ngón chân cái, dùng lực kéo cả bàn chân hướng về bụng. Giữ trong vài giây, sau đó thả tay và mát xa nhẹ phần lòng bàn chân. Thực hiện 5 lần với cả 2 chân.

Bài tập 2: Lăn bóng gôn

Bạn cần 2 quả bóng golf như trong video, đặt xuống sàn, người ngồi trên ghế thoải mái, đầu gối ngang bằng với hông là được. Đặt bàn chân lên 2 quả bóng, ấn lực vào bàn chân và đẩy bóng từ trước ra sau. Thực hiện đến khi cảm thấy chân mỏi.

Bài tập 3: Xoay bàn chân

Đứng thẳng, 2 chân chạm sàn, lần lượt nhón 1 chân, xoay tròn bàn chân, mũi chân chạm sàn. Bài tập này giúp trọng lượng cơ thể tỏa đều và toát ra bên ngoài qua việc xoay chân. Thực hiện mỗi chân 10 lần.

Bài tập 4: Nhón chân tại chỗ

Khá đơn giản. Đứng ở bậc cầu thang, và giữ cho 1 chân ở bậc cao hơn. Nhón gót chân, giữ yên trong 5 giây. Nhẹ nhàng hạ gót chân, và thực hiện lặp lại 15 lần cho mỗi chân.

Bài tập 5: “Gặm khăn”

Đặt 1 chiếc khăn mềm dưới sàn. Đứng thẳng, cho bàn chân nằm trên khăn. Ấn gót chân xuống sàn trong khi đầu ngón chân liên tục gắp khăn lên. Giữ 10 giây và thả lỏng, lặp lại mỗi chân 15 lần.

Các phương pháp điều trị bàn chân bẹt chuyên môn

Chườm lạnh

Khi bàn chân sưng tấy, có dấu hiệu đỏ ở các vùng khớp khi đi/ đứng quá lâu, bạn có thể “cấp cứu” ngay bằng 1 túi đá lạnh chườm vào chỗ đau vài phút.

Sau đó, cần đến bác sĩ xương khớp uy tín để điều trị các biến chứng và dị tật có thể.

Vận động trị liệu

Là phương pháp an toàn, thuận tự nhiên và hồi phục Bàn chân bẹt khá hiệu quả.

Với kỹ thuật biết đúng vị trí (trigger point) cần tác động, nắn chỉnh các khớp về đúng vị trí, bác sĩ sẽ giúp cho bạn tránh khỏi các dị tật bàn chân bẹt, thậm chí bàn chân đã biến dạng lâu ngày như là “bình thường thôi”

Can thiệp điều trị đau

Với những bệnh bàn chân bẹt nặng và tạo thành các cơn đau dai dẳng thường xuyên, các khớp bị lệch nặng gây ra chèn ép rễ thần kinh và teo các đầu rễ thần kinh này, thì các liệu pháp chuyên sâu như tiêm thuốc nuôi dưỡng rễ thần kinh, các can thiệp điều trị đau chuyên môn sẽ giúp bệnh nhân hồi phục rất nhiều bệnh lý di chứng từ bàn chân bẹt mà ra.

Bên ngoài thị trường có thể có các liệu pháp kê đơn Corticoid, thuốc giảm đau, sưng… cho người bệnh. Các thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau, sưng nhất thời mà không trị vào gốc bệnh, cũng như không giúp các khớp xương trở về trạng thái đúng được.

Người bệnh cần cân nhắc chọn lựa các liệu pháp An toàn cho sức khỏe và thật sự Trị được bệnh từ gốc cho chính mình.

Phòng khám Xương khớp USA Pain Center với kỹ thuật chuyên môn từ Mỹ, chuyên trị liệu các bệnh xương khớp theo mô hình Điều trị đau nổi tiếng tại Mỹ, sẽ giúp mọi người dân Việt Nam có được sự khỏe mạnh hệ cơ xương khớp và thoát khỏi những cơn đau nhức.

Nguồn tham khảo: DrScholls

Đôi điều về thuốc giảm đau

Nếu cơn đau quá mạnh, bạn gần như không chịu nổi, có thể sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ.

Quan trọng: bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi bị đau nhức xương khớp nhiều ngày không khỏi.

Tuyệt đối KHÔNG uống thuốc giảm đau liên tục trong nhiều ngày liền.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau dài hạn:

  • Viêm loét dạ dày,
  • Nghiện thuốc
  • Loãng xương
  • Tổn thương gan, thận,
  • Huyết áp cao….

Bài viết được cung cấp bởi đội ngũ Phòng khám Xương khớp USA Pain Center.

Hãy chia sẻ các quan điểm của bạn về bài viết ở phần bình luận bên dưới, và chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân nếu nội dung có ích. Xin cảm ơn.

Facebook
LinkedIn
Email
Print
WhatsApp

Comment bằng tài khoản Facebook

Comment bằng địa chỉ email

Leave a Comment